Vùng đất Quảng Ngãi từ thế kỷ II đến thế kỷ XV thuộc lãnh thổ của vương quốc cổ Chăm Pa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Chăm đã để lại trên đất Quảng Ngãi nhiều dấu tích về một nền văn hóa phong phú và độc đáo, bao gồm nhiều loại hình: đền tháp, thành lũy, bia ký, các tác phẩm điêu khắc, lò nung gốm, phân bố từ đồng bằng ven biển đến vùng núi đồi – trung du, có niên đại khoảng từ thế kỷ III đến thế kỷ XIII, tiêu biểu là thành cổ Châu Sa, thành Hòn Yàng, thành Bàn Cờ (thuộc hệ thống phòng thành Cổ Lũy), các phế tích tháp Chánh Lộ, thánh Khánh Vân, bia ký Thạch Bi…

tuong-gajasimha

Tượng Gajasimha khai quật tại tháp Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

bo-than-na-din

Tượng bò thần Nadin trong phế tích tháp Gò Giàng (huyện Tư Nghĩa)

tieu-pham-phat-giao

Tiểu phẩm phật giáo tại lò nung gốm Núi Chồi (Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi), khai quật năm 1998

ngoi-mat-he

Bộ sưu tập ngói mặt hề thế kỷ III – VII trong phế tích tháp Phú Thọ (Tư Nghĩa)

TUONG-TU-SI-CHAMPA-QUANG-NGAI

Tượng tu sĩ Champa